post img

Kế toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

- Các chi phí để đầu tư nâng cấp TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

“Nâng cấp tài sản cố định: Là hoạt động cải tạo, xây lắp, Trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt độngcủa TSCĐ só với trước.”

-Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, (nhưng tối đa không quá 3 năm).

=> Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, sổ khấu hao lũy kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Ví dụ: Công ty A mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu, chiết khấu mua hàng là 5 triệu, vận chuyển là 3 triệu, lắp đặt, vận hành thử là 3 triệu

1. TSCĐ đó có tuổi thọ 12 năm, thời gian trích khấu hao là 10 năm, được đưa vào sử dụng ngày 01/01/2017.

Nguyên giá TSCĐ = 119 - 5 +3 +3 = 120 triệu

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120/10 năm = 12 triệu/năm;

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu/12 tháng = 1 triệu/1 tháng.

=> Hàng năm, Doanh nghiệp trích 12 triệu chi phí trích khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh.

2. Sau 5 năm sử dụng, Doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30 triệu, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2022.

Nguyên giá TSCĐ = 120 triệu + 30 triệu = 150 triệu.

Sổ khấu hao lũy kế đã trích + 12 triệu (x) 5 năm = 60 triệu đồng;

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu - 60 triệu = 90 triệu đồng;

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu / 6 năm = 15 triệu / năm;

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15 triệu / 12 tháng = 1.250.000 đồng/ tháng;

=> Từ năm 2022 trở đi Doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí mỗi tháng là 1.250.000 đồng.

Như vậy:

- Theo điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

+ Sử chữa tài sản cố định: Là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.

+ Nâng cấp tài sản cố định: Là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.

- Theo điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

        + Chi phí nâng cấp TSCĐ -> Hạch toán tăng Nguyên giá TSCĐ

        + Chi phí sửa chữa TSCĐ -> Hạch toán vào chi phí trong kỳ (không quá 3 năm) 

- Theo điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

        + CHi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê -> Hạch toán vào chi phí trong kỳ (Không quá 3 năm)

Cách hạch toán chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ:

- Công tác sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

a. Khi phát sinh chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ sẽ được tập hợp vào

            Nợ TK 241 (2413) - XDCB dở dang - Chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa TSCĐ, Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán;

Hạch toán:

- Trường hợp có thuế GTGT được khấu trừ

            Nợ TK 2413 - XDCB dở dang (Giá chưa có thuế)

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có và được khấu trừ)

            Có TK 111, 112, 152, 214, 331 ...(Tổng giá trị thanh toán)

- Trường hợp có thuế GTGT không được khấu trừ

            Nợ TK 2413 - XDCB dở dang (Tổng giá trị thanh toán)

            Có TK 111, 112, 152, 214, 331 ...(Tổng giá trị thanh toán)

b. Khi việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, TSCĐ hoàn thành:

- Nếu là khoản chi phí sửa chữa (Không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ):

            Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu là sửa chữa nhỏ) (Theo TT200)

            Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (Nếu sửa chữa lớn được phân bổ dần) (Theo TT200 và TT 133)

            Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (Nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ) (Theo TT200 và TT 133)

            Có TK 241 - XDCB dở dang (2413).

- Nếu là khoản chi phí cải tạo, nâng cấp (thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ):

            Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

            Có TK 241 - XDCB dở dang (2413).

Lưu ý: Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản 2413 mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

- Tài khoản 2413 Sử chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Tức là: Những khoản chi phí sửa chữa thường xuyên (hoặc 1 lần giá trị nhỏ) TSCĐ hạch toán thẳng vào chi phí:

            Nợ TK: 154, 627, 641, 642...

            Nợ TK 133

            Có TK: 111, 112, 331...


0987753510